Ở một ngôi trưởng tiểu học nọ có tổ chức một buổi văn nghệ do chính các học sinh trong trường biểu diễn. Họ tổ chức hẳn một cuộc thi giữa các lớp để tuyển diễn viên cho các vai diễn trong vở kịch của trường, những đứa trẻ rất hăng hái tham gia. Cậu bé hàng xóm của tôi cũng là một trong số những đứa trẻ đó. Mẹ cậu nói với tôi rằng cậu đã rất nghiêm túc chuẩn bị cho cuộc thi này. Cậu đã đứng hàng giờ trước gương để tập luyện chỉ với mong muốn có một vai diễn phụ trong vở kịch. Hơn ai hết mẹ cậu biết rằng cậu không có khiếu đóng kịch nhưng bà vẫn ủng hộ hết lòng cho nỗ lực của đứa con trai bé nhỏ.
Ngày diễn ra cuộc tuyển chọn tôi đã cùng mẹ cậu bé đến trường đón cậu tan học. Vừa thấy chúng tôi, cậu bé vội chạy đến ngay, đôi mắt sáng long lanh ngập tràn vui sướng và hãnh diện:
Mẹ ơi, mẹ thử đoán xem nào?
Và như không thể chờ được, cậu bé la toáng lên bằng giọng nói hổn hển và xúc động:
Con được cô chọn là người vỗ tay và reo hò, mẹ ạ!
Sự ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu của cậu bé khiến tôi vô cùng bất ngờ, tôi cứ tưởng nó sẽ tức tối hay buồn rầu…, nhưng đổi lại như các bạn thấy đấy… Hãy thử nghĩ xem liệu chúng ta có được như cậu bé trong tình huống như thế, liệu chúng ta có thể chấp nhận chỉ là người vỗ tay và reo hò??? Với một sự nỗ lực nhất định, đôi lúc kết quả lại không được như ta mong muốn, đó là thực tế, vì sự mong đợi đôi khi vượt quá khả năng bản thân mình, vấn đề là ta có chấp nhận nó như một thực tế và bằng lòng với những gì mình có hay không mà thôi…
Bạn thân mến!
Hẳn rằng tôi sẽ không cổ súy cho việc bạn tự an ủi làm người vỗ tay nếu bạn chưa nỗ lực hết mình. Nhưng nếu khả năng của bạn hạn chế, hãy chấp nhận vai người vỗ tay để những người có khả năng hơn làm tốt nhất vai trò của họ trên sân khấu.
Cuộc sống cần có những người đóng vai chính, vai phụ, nhưng cũng cần có những khán giả ngồi xem và cổ vũ. Đó chính là sự phân công của xã hội
Nghe đọc chuyện: