giao hàng trong 24 giờ
trả lời trong vòng 1 giờ
Theo dõi:

1-Nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ khi nào?

13 Tháng Chín, 2019

1-Nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ khi nào?

 

Quý phụ huynh thân mến

Hiện nay, khoa học giáo dục cho thấy sự giáo dục cho trẻ từ rất sớm sẽ giúp trẻ phát triển cách toàn diện: tư duy, ngôn ngữ, thói quen, cho đến phát triển nhân cách. Cũng vậy, trong giáo dục kỹ năng sống, việc giáo dục sớm cho trẻ cũng đem lại nhiều lợi ích cho trẻ về sau này.

  • Giúp trẻ hình thành ý thức độc lập.
  • Giúp trẻ biết tự chăm sóc bản thân, dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào cha mẹ, người lớn
  • Giúp trẻ được làm quen với các hoạt động rèn giũa bản thân, hình thành thói quen tốt trong việc rèn giũa bản thân
  • Giúp trẻ làm quen với cách thức học tập tương tác với các bạn đồng trang lứa.
  • Trẻ được khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với mọi người.
  • Trẻ được khuyến khích đưa ra nhiều ý kiến phản biện, phản ánh khả năng tư duy, lập luận cá nhân.
  • Trẻ được làm quen với các hình thức trải nghiệm cá nhân.

Với rất nhiều lợi ích đó, câu hỏi đặt ra là:

  1. Nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khi nào sẽ đem lại lợi ích tốt hơn?
  2. ở lứa tuổi đó, trẻ nên được giáo dục những kỹ năng sống nào?
  3. cách thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thế nào sẽ đem lại hiệu quả cao?

Quý phụ huynh thân mến!

Thật ra, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải đợi cho đến khi trẻ đi nhà trẻ/ mẫu giáo rồi mới thực hiện, vì như vậy là ta cũng đã lãng phí một khoảng thời gian của trẻ rồi. việc dạy trẻ biết tự làm cái này, cái nọ phải được thực hiện từ rất sơm.

Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ nên được hiểu cách đơn giản: từ việc ta tập cho trẻ cúi đầu (ạh) chào ông, chào bà (thực hành lễ giáo), hay dạy cho trẻ hợp tác trong việc trẻ giơ tay để cha mẹ mặc áo, mặc quần, mang bỉm, đội nón/mũ…. cho trẻ cũng đã là học kỹ năng sống rồi, cho đến việc trẻ tự chơi các món đồ chơi theo đúng chức năng của nó cũng là đã dạy kỹ năng sống cho trẻ rồi.

Nói nôm na, ta nên dạy trẻ các kỹ năng sống cho trẻ từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức; ở giai đoạn đầu, các kỹ năng sống được hiểu là sự hợp tác của trẻ với cha mẹ trong các sinh hoạt hằng ngày.

Còn khi trẻ bắt đầu đến trường (3 tuổi), trẻ cần được học thêm hiều kỹ năng để biết tự chăm sóc bản thân: vd: tự biết mang giày, tư biết xếp giày/ dép; tự biết đi vệ sinh; tự xúc cơm ăn, tự chải răng, tự rửa tay ….

Như vậy, câu trả lời trong trường hợp này là:

  • Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay khi trẻ có nhận thức.
  • Người thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống chính là cha mẹ.
  • Cha mẹ cần nắm bắt tiến trình rèn luyện kỹ năng sống theo sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Tức đến độ tuổi nào, ta nên tập cho trẻ kỹ năng gì và tập như thế nào.

Qúy phụ huynh thân mến

Cha mẹ phải là người thầy cô giáo đầu tiên dạy cho trẻ các kỹ năng sống đơn giản. Điều này đặt ra một đòi hỏi nơi chính các cha mẹ của trẻ, ta nên dạy gì, và dạy thế nào để trẻ biết bắt chước, biết thực hành, biết hơp tác.

Con cái của chúng ta giỏi giang không thể chỉ cậy nhờ vào: sự khôn ngoan của riêng nó, hay cậy dựa vào thầy cô giáo ở trường lớp, hay cậy dựa vào các trung tâm kỹ năng sống bên ngoài, mà chính phụ huynh là những người thầy/cô giáo đầu tiên, và là thầy/ cô giáo hằng ngày đồng hành với sự phát triển của trẻ. và như vậy phần thưởng dành cho chúng ta thật to lớn.

kính chúc quý phụ huynh thành công và hạnh phúc.

Thân mến

TS Bùi Văn Trực

Chuyên gia huấn luyện kỹ năng sống, tác giả hệ thống sách, giáo trình giảng dạy kỹ năng sống.