Mục đích: Hướng dẫn cho GV cách tổ chức bài học KNS dưới sân cờ “Học sinh rèn luyện đức tính Trung thực”; cung cấp cho GV phương pháp giảng dạy bài KNS Sân cờ giúp GV tổ chức thành công bài học.
Giới thiệu chủ đề:
Các em thân mến, Thomas Jefferson nói: “Trung tín, thật thà hay trung thực chính là chương đầu tiên trong quyển sách hiểu biết”. Ở lứa tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách thì sự trung tín, thật thà như là “kim chỉ nam” giúp các em rèn luyện đức tính kiên nhẫn và sự uy tín…
Đức tính trung thực, thật thà là một đức tính rất đáng quý của con người mà mỗi người rất cần có nó, người có đức tính trung thực, thật thà là người được tín nhiệm, yêu mến, và có nhiều tình bạn. Đức tính Trung thực sẽ theo ta trong suốt cuộc đời.
Vậy đức tính này có tầm quan trọng thế nào đối với mỗi người chúng ta, và phải làm thế nào để nó trở thành đức tính của mỗi người. Chúng ta cùng tìm hiểu về đức tính đáng quý này..
Mục đích:
- Giúp học sinh hiểu được giá trị của đức tính trung thực, từ đó giáo dục học sinh biết yêu quý đức tính trung thực.
- Giáo dục học sinh đức tính trung thực từ việc nhỏ cho đến việc lớn.
- Giáo dục học sinh biết nói thật, biết nhìn nhận sự thật.
- Giúp học sinh biết trung thực với chính mình, sau nữa là trung thực trong các mối quan hệ với: cha mẹ, thầy cô, bạn bè….
Ý chính trong bài:
- Giá trị và tầm quan trọng của đức tính trung thực.
- Trung thực từ những việc nhỏ đến việc lớn.
- Rèn luyện đức tính trung thực: nói thật, nhìn nhận sự thật, trung thực trong học tập.
- Học sinh trung thực trong các mối quan hệ với: cha mẹ, thầy cô, bạn bè, ….
Phần 2: CẤU TRÚC & NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Phần 3: HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG
Phần 4: TÀI LIỆU KHÓA HỌC