Mục đích: Hướng dẫn cho GV cách tổ chức bài học KNS dưới sân cờ “Rèn luyện thói quen: Chu toàn bổ ohận trong vui vẻ”; cung cấp cho GV phương pháp giảng dạy bài KNS Sân cờ giúp GV tổ chức thành công bài học.

Hướng dẫn tổ chức KNS sân cờ: Rèn luyện thói quen: Chu toàn bổn phận trong vui vẻ- GV
100,000 đ
Giới thiệu

Giới thiệu chủ đề:

Các em thân mến!

Theo từ điển tiếng việt: (Bổn là biến thể của bản tức là gốc, là vốn) phần mình phải gánh vác, lo liệu; Bổn phận được hiểu là những phần việc mà người đó mặc nhiên phải gánh vác, thực hiện. Chu toàn bổn phận được hiểu là sự hoàn thành những phần việc của mình.

Người chu toàn bổn phận được mọi người quý mến. Trong xã hội người chu toàn bổn phận được mọi người đánh giá cao bởi tinh thần trách nhiệm. Trong gia đình, trường học người chu toàn bổn phận luôn được ba mẹ, thầy cô thương mến vì họ luôn là người chu toàn phần việc được giao.

Các câu ca dao tục ngữ trên cho ta thấy bổn phận mà người con, người học trò phải chu toàn.

Vậy việc nào được xem là việc bổn phận? Làm thế nào để luôn là người chu toàn bổn phận, cách nào thực thi công việc bổn phận trong vui vẻ? Mời các em cùng tham gia bài học chủ đề: “Chu toàn bổn phận trong vui vẻ”.

Mục đích:

  • Giúp các em hiểu về ý nghĩa, vai trò của việc chu toàn bổn phận, những mặt tốt của việc chu toàn bổn phận.
  • Giúp các em xác định được đâu là những công việc thuộc bổn phận mà các em phải thực thi.
  • Giúp các em ý thức về những đòi hỏi, yêu cầu của bổn phận.

Ý chính trong bài:

  1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chu toàn bổn phận?
  2. Những việc nào thuộc bổn phận của người học sinh trong học đường?
  3. Những việc nào thuộc bổn phận của người con trong gia đình?
  4. Cách nào để chu toàn bổn phận trong gia đình, ở trường học một cách vui vẻ?